Khói bụi có nhiệt độ tương đối cao, khoảng 500 – 700ºC.
Do nấu ở nhiệt độ cao nên thành phần khói bụi còn lẫn một phần bụi oxit đồng.
Ngoài ra trong khói bụi còn chứa một phần nhỏ các khí CO, NO2,SO2 và các kim loại như Mg, Pb, Si…, do các phản ứng cháy tạo thành và thành phần nguyên liệu đồng đầu vào. Các thông số thành phần khí thải nấu đồng được thể hiện ở bảng phía dưới.
Sau khi nghiên cứu đặc điểm, tính chất của nguồn khí thải nấu đồng đưa ra nguyên lý công nghệ để xử lý khí thải nấu đồng như sau:
Tháp đệm hấp thụ gồm thân tháp rỗng bên trong đổ đầy đệm làm từ vật liệu khác nhau ( gỗ nhựa, kim loại, gôm, …) với những hình dạng khá nhau ( trụ, cầu, tấm, yên ngựa, lò xo …) , lưới đỡ đệm, ống dẫn khí và lỏng ra vào.
https://www.youtube.com/watch?v=GvvSvJTy1Wc
Hình ảnh tháp đệm hấp thụ khí thải
Để phân phối đều chất lỏng lên khối đệm chứa trong tháp , người ta dùng bộ phận phân phối dạng : lưới phân phối ( lỏng đi trong ống – khí ngoài ống ; lỏng và khí trong cùng ống ); màng phân phối , vòi phun hoa sen (dạng trụ , bán cầu , khe …); bánh xe quay ( ống có lỗ, phun quay , ổ đỡ …)
Các phần tử đệm được đặc trưng bằng dường kính d, chiều cao h , bề dày δ . khối đệm được đặc trưng bằng các kích thước : bề mặt riêng a , thể tích tự do, đường kính tương đương , tiết diện tự do S . Khi chọn đệm cần lưu ý : thấm ướt tốt chất lỏng ; trở lực nhỏ , thể tích tự do và tiết diện ngang lớn ; có thể làm việc với tải trọng lớn của lỏng và khí , khối lượng riêng nhỏ ; phân phối đều chất lỏng ; có tính chịu ăn mòn cao; rẻ tiền; dễ kiếm…
Chất lỏng chảy trong tháp theo đệm dưới dạng máng nên bề mặt tiếp xúc pha là bề mặt thấm ướt của đệm .
Khí thải sinh ra trong lò nấu đồng và các công đoạn liên quan sẽ được thu hồi triệt để bằng các chụp hút bụi. Khói bụi được dẫn theo đường ống đến tháp hấp thụ dạng đệm. Tại đây khí thải được làm nguội, các thông số ô nhiễm bị giữ lại trong dung dịch hấp thụ và đệm hấp thụ, theo dòng nước đi ra ngoài. Khí đi ra khỏi đỉnh tháp được 01 quạt hút vào ống khói và thải ra ngoài môi trường. Khí thoát ra đạt cột B QCVN 19 : 2009/ BTNMT về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ, áp dụng đối với các nhà máy, cơ sở đang hoạt động.
Thiết kế các van đóng mở tại các nhánh để tối ưu hóa quá trình hút khói và bụi khi nấu đồng cũng như khi cần bảo dưỡng.
Công suất vận hành của hệ thống được điều chỉnh tăng giảm tương ứng với công suất hoạt động của hệ thống để giảm thiểu tối đa chi phí vận hành.
Hình ảnh mô hình công nghệ xử lý khí thải nấu đồng
Khí thải đi từ đáy lên đỉnh của tháp, nước chứa chất hấp thụ là NaOH được bơm và phân phối đều lên bề mặt lớp đệm được phân thành hai tầng trong tháp xử lý, hấp thụ các chất độc hại trong khí thải. Quá trình xử lý khí thải nấu đồng trải qua 4 giai đoạn
Khói bụi chứa đồng, các hợp chất của đồng và một số chất độc hại khác sinh ra trong quá trình nấu đồng và các công đoạn liên quan sẽ được thu hồi bằng các chụp hút bụi.
Khí mang theo khói bụi từ các chụp hút sẽ được thu về tháp hấp thụ dạng đệm nhờ quạt hút khí đặt sau tháp để tránh dòng khí ở nhiệt độ cao làm hư hỏng quạt hút. Tại đây, khí được dẫn vào từ đáy tháp, dung dịch hấp thụ được phun từ trên xuống. Khí thải tiếp xúc với dung dịch hấp thụ, và lớp đệm hấp thụ trong tháp, chất cần xử lý được giữ lại, đồng thời nhiệt độ khí thải giảm. Dung dịch hấp thụ chứa chất thải được thu lại bằng đường th thoát dưới đáy tháp, khí sạch đạt cột B QCVN 19 : 2009/ BTNMT về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ, theo ống khói thoát ra môi trường.
Như vậy việc nấu các hợp kim nói chung và đồng nói riêng phát thải ra môi trường rất nhiều chất độc hại với nồng độ vượt ngưỡng cho phép.Vì vậy cần áp dụng và xây dựng hệ thống xử lý khí thải để đảm bảo nồng độ các chất ô nhiễm đạt ngưỡng cho phép, tránh gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh và sức khỏe con người.