Giới thiệu hệ thống xử lý khí thải công nghiệp hiện đại, thông dụng, tốt nhất hiện nay ở Việt Nam và các nước khoa học phát triển đều áp dụng.
Với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong và ngoài nước chúng tôi sẽ cung cấp cho khách hàng hệ thống xử lý khí thải tốt nhất giá rẻ nhất. Hệ thống xử lý khí thải của chúng tôi xử lý được tất cả các loại khí thải công nghiệp như khí thải lò hơi nấu nhôm, nấu đồng, khí thải nhà máy nhiệt điện, khí thải sản xuất công nghiệp Quốc phòng, khí thải sản xuất nhựa, khí thải lò nấu đồng, thép, hoạt động đốt rác thải… Khí thải công nghiệp là nguyên nhân chính gây biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường đe doạ hệ sinh thái và sức khoẻ con người.
Phân tích khái niệm khí thải và lý do phải Xử Lý Khí Thải Công Nghiệp:
a) Khái niệm
– Khí thải là các chất độc, hại ảnh hưởng xấu đến môi trường, con người ở dạng khí hoặc hơi được thải ra từ những hoạt động sản xuất công nghiệp và sinh hoạt hàng ngày của con người. Có thể hiểu đơn giản thì khí thải được sinh ra từ sự đốt cháy các nhiên liệu tự nhiên, xăng, dầu, hỗn hợp, than đá, nhiên liệu diesel,…( Khí thải tiếng Anh là Gas exhaust/emission, Ô nhiễm môi trường tiếng Anh là Environmental pollution).
– Xử lý khí thải là quá trình tách các chất có hại cho môi trường, con người khỏi luồng khí đảm bảo tiêu chuẩn an toàn cho môi trường và con người trước khi thải ra môi trường. Hiện nay xử lý khí thải 80% ở Việt Nam và trên Thế giói đều dùng tháp hấp thụ để xử lý khí thải.
b) Lý do phải xử lý khí thải trước khi xả thải ra môi trường
* Khí thải không được xử lý: Gây ra mưa axit, thủng tầng ozone, hiệu ứng nhà kính, trái đấi của chúng ta sẽ nóng dần lên, băng hai cực tan chảy làm nước biển dâng cao, biến đổi khí hậu thiên tai, sấm chớp, hạn hán, lũ lụt, sạt lở… dịch bệnh đặc biệt bênh liên quan đến đường hô hấp ngày càng tăng.… Hiện nay kinh tế đang phát triển đồng nghĩa sản xuất công nghiệp ngày càng nhiều, nên lượng khí thải từ các nhà máy sản xuất không được xử lý sẽ ảnh hưởng nặng nề đến môi trường, con người nhất là ở xung quanh khu vực này. Việc xử lý khí thải là trách nhiệm của doanh nghiệp và của chúng tôi. Trách nhiệm chính về xử lý khí thải hãy giao cho chúng tôi. Chúng tôi có trách nhiệm xử lý khí thải để bảo vệ môi trường, mọi người.
Các phương pháp Xử Lý Khí Thải Công Nghiệp:
Hiện nay với đầu óc thông minh vĩ đại của con người đã nghiên cứu nhiều phương pháp xử lý khí thải để bảo vệ môi trường, giống nòi phát triển bền vững. Tuỳ thuộc vào tường loại khí thải sẽ có những phương pháp chung và riêng khác nhau.
Một số phương pháp xử lý khí thải hiện nay như sau:
Xử lý khí thải bằng phương pháp hấp thụ (80% khí thải trên thế giới xử lý bằng phương pháp này)
Xử lý khí thải bằng phương pháp hấp phụ
Xử lý khí thải bằng phương pháp lọc sinh học
Xử lý khí thải bằng phương pháp ướt
Xử lý khí thải bằng phương pháp đốt (nhiệt)
Xử lý khí thải bằng phương pháp ngưng tụ
Xử lý khí thải bằng phương pháp tĩnh điện
Phân tích ưu nhược điểm của từng phương pháp Xử Lý Khí Thải Công Nghiệp:
3.1 Xử lý khí thải bằng phương pháp hấp thụ
Tháp hấp thụ xử lý khí thải là một loại tháp được thiết kế có hệ thống lọc khí thải khí độc hại đi qua đây được lọc sạch, tháp chủ yếu dùng nước dạng sương để hoà tan khí độc hại. Kỹ thuật xử lý khí thải bằng quá trình hấp thụ cũng được sử dụng rộng rãi để hút ẩm không khí, các khí độc hại và mùi hôi trong khí thải.

Các Bước Xử Lý Khí Thải Công Nghiệp Trong Tháp Hấp Thụ:
Bước 1: Khí thải sinh ra được dẫn vào trong tháp theo hình ở trên để khí tiếp xúc với chất hấp thụ khí thải.
Bước 2: Chất hấp thụ sẽ hấp thụ hết khí độc hại, ở đây chỉ yếu là nước hoà tan các chất khí độc, các khí này tan trong nước lắng xuống và được đưa ra ngoài. Tuỳ theo từng loại khí thải chúng ta sẽ dùng chấp hấp thụ đặc trưng để sao cho phù hợp.
Bước 3: Khuếch tán khí hòa tan trên bề mặt phân ly vào sâu trong chất lỏng hấp thụ
Trong quá trình hấp thụ, các chất ô nhiễm dạng khí trong khí thải bị giữ lại trên bề mặt vật liệu rắn và được làm sạch. Các khí độc hại bị giữ lại được gọi là chất hấp phụ.
Các hoạt động hút ẩm không khí, loại bỏ khí độc hại và mùi hôi trong khí thải, thu hồi hơi và khí có giá trị được gọi là quá trình hấp thụ.
Chất hấp phụ thường được sử dụng
Nước (H2O)
Dung dịch bazơ: KOH, NaOH, Na2CO3, K2CO3, Ca (OH) 2, CaCO3,…
Monoetanolamin (OHCH2CH2NH2), dietanolamin (R2 – NH), tritanolamin (R3– NH).
Việc ứng dụng xử lý khí thải bằng phương pháp hấp thụ hóa học để:
Xử lý khí thải ô nhiễm.
Phương pháp hấp thụ có thể xử lý khí thải có lưu lượng phát thải lớn.
Phương pháp hấp thụ thường được sử dụng để xử lý SOx, HCl, H2S, HF, Cl2, NOx, aceton,… Các
chất tái chế được thu hồi hoặc chuyển sang công đoạn sản xuất khác.

Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.